Phải làm sao khi đau vai phải không nhấc tay lên được?

Đau vai phải – một tình trạng khá phổ biến nhưng không ít người chủ quan bỏ qua. Đến khi đau dữ dội không chịu nổi, không nhấc tay lên được, nhiều người mới lo sợ và bắt đầu tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, lúc này tình trạng bệnh đã trở nặng, khiến việc điều trị trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian phục hồi.

Vậy làm thế nào để sớm thoát khỏi những cơn đau nhức ở vai phải? Hãy cùng đi tìm đáp án trong bài viết dưới đây.

1. Triệu chứng đau vai phải thường gặp

Khớp vai là một trong những khớp quan trọng của cơ thể, có cấu tạo bởi ba xương là xương đòn, xương bả vai và cánh tay. Đây là khớp có cường độ vận động lớn, rất dễ bị tổn thương hoặc thoái hóa, gây ra các cơn đau nhức khó chịu.

Khi mới khởi phát, cơn đau vai thường âm ỉ đi kèm cảm giác ngứa ran, châm chích từ cổ đến bả vai hoặc ngược lại. Nếu không chữa trị, mức độ đau sẽ tăng lên, người bệnh dễ dàng cảm nhận được cơn đau nhói dưới xương bả vai, khớp vai và cánh tay cử động khó khăn, yếu vai hay thậm chí không nhấc tay lên được, gây ảnh hưởng đến công việc, hoạt động hàng ngày.

đau vai phải không nhấc tay lên được
Đau vai phải có thể gặp ở bất kỳ ai và gây ra nhiều khó chịu, cản trở vận động

Cơn đau vai phải thường dữ dội hơn sau khi ngủ dậy. Thời gian đau vai phải kéo dài nhiều giờ, có thể xảy ra cả khi người bệnh nghỉ ngơi, không vận động cánh tay hoặc vai.

2. Nguyên nhân khiến đau vai phải không nhấc tay lên được

Đau vai phải có thể xảy ra khi cơ bắp hoạt động quá mức, do chấn thương và đôi khi cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm.

2.1. Đau vai phải do bệnh lý

Một số bệnh lý dưới đây có thể là căn nguyên gây ra các cơn đau nhức ở vai:

Thoái hóa khớp vai: Xảy ra khi lớp sụn khớp vai bị bào mòn, dẫn đến mất chức năng sinh lý bình thường, không thể bảo vệ các đầu xương. Điều này khiến các xương cọ xát vào nhau, từ đó gây ra những cơn đau nhức, khớp vai bị sưng hoặc cứng, phát ra tiếng kêu lục khục khi xoay vai.

Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi đĩa đệm bị thoát vị, nhân nhầy thoát ra bên ngoài do bao xơ bị nứt hoặc rách, chèn ép vào các rễ dây thần kinh xung quanh gây đau nhức và tê bì. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cổ ở các đốt sống C4, C5, C6 là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến các cơn đau vai.

Viêm quanh khớp vai: Đây là tình trạng các phần mềm quanh khớp vai (cơ, gân, bao khớp, dây chằng…) bị tổn thương, khiến khả năng vận động của khớp vai bị cản trở hay thậm chí là gây đau và có thể gây đông cứng khớp.

Hội chứng chóp xoay vai: Là thuật ngữ gọi chung cho các bệnh lý ở vùng chóp xoay vai, thường gặp là: viêm hoặc rách gân chóp xoay, chèn ép cơ gân chóp xoay… Triệu chứng điển hình của hội chứng này là cảm giác đau âm ỉ hoặc dai dẳng kéo dài, khi giơ cao hoặc đưa cánh tay ra phía sau có cảm giác đau nhói và dữ dội hơn. Đi kèm đó, vai có biểu hiện sưng, nóng rát, lực cánh tay yếu dần.

Viêm gân vôi hóa: Một trong những nguyên nhân gây đau vai mãn tính. Viêm gân vôi hóa là tình trạng tích tụ canxi tại các gân ở vai, gây ra những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Nếu không điều trị, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn, có thể gây cứng khớp vai, khiến hoạt động của cánh tay bị hạn chế.

Do một số bệnh lý khác: Đau tim, sỏi mật, viêm tụy, viêm phổi, u phổi, ung thư phổi…

2.2. Đau vai phải do chấn thương

chấn thương khiến vai phải bị đau
Các cơn đau vai có thể xuất hiện sau chấn thương hoặc do khớp vai hoạt động quá mức

Bạn có biết, chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây đau vai? Các chấn thương thường gặp khi té ngã, tai nạn hoặc chơi thể thao, nhất là những môn cần cử động khớp vai nhiều như bơi lội, cử tạ, bóng chuyền, tennis…

Trật khớp vai là chấn thương phổ biến nhất. Tình trạng này không những gây đau, giảm khả năng vận động của vai và cánh tay mà còn có thể khiến khớp vai bị biến dạng. Ngoài trật khớp vai, còn một số chấn thương vai khác cũng thường xảy ra như bong gân vai, gãy xương đòn, đứt rách dây chằng, chấn thương đám rối thần kinh cánh tay…

2.3. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, đau vai phải còn xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Thường xuyên khuân vác nặng, thực hiện tư thế giơ tay cao hơn 90 độ.
  • Chơi thể thao quá mức. Ngồi làm việc hay do nằm ngủ sai tư thế, khiến vùng cổ và vai chịu áp lực lớn.
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng có thể gây ra đau vai.

3. Khi nào cần đi khám?

Đau vai dù do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Lúc đầu, triệu chứng đau có thể âm ỉ, mức độ đau nhẹ nhưng nếu để lâu, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng thêm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là các trường hợp đau vai phải do bệnh lý gây ra.

Chính vì vậy, ngay khi cơn đau khởi phát, người bệnh nên thăm khám sớm để được tư vấn, điều chỉnh thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ đau vai cũng như chữa trị kịp thời để nhanh hồi phục.

thăm khám bác sĩ khi xuất hiện những cơn đau vai
Nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi các cơn đau vai xuất hiện

4. Top 5 cách khắc phục cơn đau vai phải hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp khắc phục cơn đau vai phải mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Nằm ngủ đúng tư thế

Ngủ đúng tư thế sẽ phần nào giảm bớt cơn đau vai và giúp bạn ngủ ngon hơn. Theo đó, tư thế nằm ngủ tốt cho người bị đau vai là nên nằm ngửa, sử dụng gối mỏng đặt dưới đầu và lưng để cột sống lưng thẳng hàng.

Nếu thích nằm nghiêng, người bệnh nên nằm nghiêng bên vai không đau. Không nên nằm sấp khi ngủ vì có thể dễ dẫn đến sai lệch vai.

4.2. Luyện tập thể dục

Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp có thể giúp giảm đau vai phải và tăng sự dẻo dai cho khớp vai. Dưới đây là 3 bài tập mà bạn có thể áp dụng:

Bài tập căng cơ chéo tay: Đứng hai chân rộng bằng vai, bắt chéo cánh tay trái qua ngực. Sau đó, dùng tay phải đặt lên khuỷu tay trái, kéo tay trái lại gần với cơ thể. Giữ động tác này khoảng 30 giây rồi thực hiện tương tự cho tay bên kia.

Bài tập căng cơ tam đầu: Đặt tay phải lên vai phải, khuỷu tay hướng lên phía trần nhà. Dùng tay trái nắm chặt khuỷu tay phải và kéo nhẹ, cho đến khi cơ tay phải căng. Giữ tư thế này trong 10 đến 30 giây, thả tay và nghỉ trong 30 giây. Sau đó lặp lại động tác này cho mỗi bên từ 1 – 3 lần.

Bài tập căng ngực, vai và bắp tay: Đứng hai chân rộng bằng vai, đan chặt hai tay sau lưng. Nâng tay từ từ lên phía trần nhà đến khi bạn cảm thấy ngực, bắp tay và vai căng ra. Giữ tư thế này khoảng 10 – 30 giây, thả tay ra và hạ tay xuống. Nghỉ khoảng 30 giây và lặp lại động tác từ 1 – 3 lần.

bài tập giảm đau vai phải
Bài tập giúp căng cơ ngực, bắp tay và phần vai

Lưu ý: Khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, hãy nhớ luôn trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn tư thế tập đúng. Luyện tập sai tư thế có thể khiến tình trạng đau vai thêm nghiêm trọng.

4.3. Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như dùng tia laser, nhiệt, điện xung, vận động cơ học, siêu âm… được ứng dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan cơ xương khớp. Bởi phương pháp này vừa lành tính vừa giúp giảm đau nhức vai, đồng thời tăng sức cơ và sự linh hoạt của khớp vai.

4.4. Trị liệu thần kinh cột sống – phương pháp hiện đại

Phần lớn các trường hợp đau vai phải đều thuyên giảm, hết đau dứt điểm nhờ điều trị bảo tồn bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại các nước phương Tây.

Chiropractic có thể cắt dứt điểm cơn đau nhờ tác động điều chỉnh cấu trúc tại cột sống và khớp vai, từ đó khôi phục lại vị trí cấu trúc sai lệch và giải phóng các áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Với nguyên tắc này, Chiropractic mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh lý cơ xương khớp, trong đó có đau vai do thoát vị đĩa đệm hay do thoái hóa, viêm…

4.5. Dùng băng dán cơ Rocktape

Tình trạng đau vai phải không nhấc tay lên được có thể được cải thiện sau khi sử dụng băng dán cơ Rocktape. Đây là một sản phẩm hỗ trợ vận động, giảm đau, giảm sưng và giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương.

Băng dán cơ Rocktape có cách sử dụng khá đơn giản, có thể sử dụng ở tất cả các vị trí đau, nhức mỏi. 

Như vậy khi bị đau vai phải, hãy thăm khám càng sớm càng tốt, tuân thủ chỉ định của bác sĩ cũng như thay đổi các thói quen xấu điều trị dứt điểm cơn đau và khôi phục lại chức năng khớp vai.