Đau xương cụt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau xương cụt (Coccydynia hoặc Tailbone Pain) xảy ra do xương cụt bị mất ổn định dẫn đến viêm các khớp lân cận (đặc biệt là khớp cùng chậu). Cơn đau ở xương cụt sẽ chuyển biến từ nhẹ đến dữ dội và thường tăng nặng khi ngồi xuống, đứng lên hoặc ngả người ra sau khi ngồi trên ghế.

Cơn đau xương cụt có thể lan xuống hông và chân khiến cho việc đi lại gặp khó khăn. Đôi khi, chúng ta có thể cảm thấy nhói đau ở xương cụt khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.

Nếu kéo dài hơn 3 tháng, đau xương cụt có nguy cơ trở thành mãn tính khiến việc điều trị trở nên phức tạp và khó đạt được kết quả tốt nhất. Quan trọng hơn, xương cụt bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của toàn bộ xương sống, làm suy giảm chức năng hệ vận động.

 

hinh-anh-xuong-cut

Đau xương cụt thật khó chịu

Triệu chứng đặc trưng của đau xương cụt

Khi thấy đau hông, đau chân hay kể cả đau vùng lưng, hầu như ai cũng chỉ nghĩ vấn đề thuộc về cột sống hoặc khớp cùng chậu mà không biết rằng cơn đau này có thể do xương cụt gây ra. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng giúp bạn phần nào nhận diện được cơn đau đến từ xương cụt:

  • Đau và căng cứng ở vùng ngay trên mông.

  • Phần lớn thời gian, cơn đau diễn ra âm ỉ và chỉ đôi khi mới đau nhói.

  • Mức độ đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi xuống, đứng lên, đứng lâu, cúi thấp người, đi vệ sinh và quan hệ tình dục.

  • Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên lưng, hông, đi xuống mông và chân.

    2.  Nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt

    Cơn đau xương cụt có thể xuất hiện từ chính những tổn thương tại xương cụt, nhưng cũng có thể là hậu quả của một vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý nào khác bên trong cơ thể, cụ thể:

    • Xương cụt bị dị dạng hoặc lệch vị trí bẩm sinh.

    • Sự phát triển của các gai xương trên xương cụt.

    • Chịu ảnh hưởng từ cơn đau thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng.

    • Chấn thương khiến xương cụt bị rạn nứt, gãy hoặc lệch khỏi vị trí.

    • Căng thẳng kéo dài tạo áp lực lên xương cụt, chẳng hạn như ngồi xe máy / xe đạp  hoặc ngồi trên mặt ghế cứng quá lâu.

    • Xương cụt bị hao mòn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

    • Nhiễm trùng, ung thư hoặc khối u (trường hợp này hiếm gặp).

    • Thừa cân béo phì (chỉ số BMI của nữ vượt quá 27,4 và của nam vượt quá 29,4).

    • Giảm cân đột ngột.

    Riêng phụ nữ, xương cụt bị đau còn bởi những thay đổi trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Bên cạnh đó, các bệnh phụ khoa, sự bất thường của tử cung cũng là những nguy cơ khiến tỷ lệ đau xương cụt ở nữ giới cao hơn nam giới.

    3. Điều trị đau xương cụt như thế nào? 

    Cách điều trị đau xương cụt được điều chỉnh theo từng mức độ và nguyên nhân đau xương cụt, cụ thể như sau:

    • Thay đổi tư thế ngồi

    Để giảm bớt sự khó chịu và cảm giác đau, bạn hãy thay đổi tư thế ngồi để hạn chế áp lực lên xương cụt. Một tư thế ngồi đúng và tốt cho xương cụt đó là rướn người về phía trước rồi mới nhẹ nhàng đặt mông xuống ghế. 

    Và khi ngồi, hãy giữ thẳng lưng và tựa vào ghế, đồng thời hai chân đặt ngay ngắn trên sàn nhà. Làm như vậy, trọng lực cơ thể sẽ không đổ dồn lên xương cụt. 

    Nếu được, bạn nên chuẩn bị một chiếc gối đệm đặt dưới ghế để ngồi làm việc. Lớp đệm êm ái sẽ giúp xương cụt được thư giãn và ít nhạy cảm hơn.

    • Uống thuốc giảm đau

    Đối với cơn đau nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn để để làm dịu vùng xương cụt. Nhưng nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau liều mạnh hơn hoặc tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào xương cụt hoặc cột sống.

    • Bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong

    Hàn gắn những tổn thương, tăng cường độ vững chắc và dẻo dai cho sụn khớp nói chung và xương cụt nói riêng bằng dưỡng chất chuyên biệt là cách giảm đau từ gốc. Và hiện nay, những dưỡng chất được giới chuyên gia đánh giá cao trong việc hỗ trợ phục hồi và giảm đau nhức xương khớp bằng Xương Khớp Nibifa. Xương Khớp Nibifa với bài thuốc chủ trị bệnh xương khớp gồm 10 loại dược liệu quý, Salicin ( chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng, có tác dụng kháng viêm, giảm đau) và Đạm thủy phân bổ sung Axit amin (dưỡng chất cần thiết tái tạo các tế bào mới) hỗ trợ bảo vệ và ngăn ngừa viêm khớp, thoái hóa khớp. 

z3653281778777_5537e05fdd88c3a00f0ee288f8ea7281

  •  

    TPBVSK Xương Khớp Nibifa giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau mỏi gối, đau vai gáy, tê bị chân tay, đau nhức mỏi xương khớp.
  • Sản phẩm đã được Bộ y tế câp phép lưu hành toàn quốc
  • Bài viết mang tính chất tham khảo
  • Nguồn: Tổng hợp