Đương quy – Dược liệu trị đau nhức xương khớp, thiếu máu

Trong kho tàng các cây dược liệu quý ở Việt Nam, cây đương quy là một loại dược liệu được ví ngang với nhân sâm bởi có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Thảo dược này được ứng dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ,…

1. ĐƯƠNG QUY LÀ CÂY GÌ?

Đương quy còn có tên xuyên quy, là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Đương quy di thực đang trồng ở Việt Nam là loài (Angelica acutiloba (Sieb. Et Zucc.) Kitagawa.) có nguồn gốc từ Nhật Bản.

download

Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40-80cm, thân cây hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc so le, sẻ lông chim 3 lần, hình mác dài, gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ màu xanh trắng, mọc thành chùm ở ngọn cây, gồm 12-40 hoa. Quả đương quy dẹt và có màu tím nhạt.

2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Đương quy chứa tinh dầu, coumarin, đường saccharose, acid amin, polyacetylen, sterol... và với hàm lượng tinh dầu chiếm 0,2-0,42% nên đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng dược lý của đương quy. Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tính ôn; vào kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp huyết hư (thiếu máu) đau đầu chóng mặt xây sẩm choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, thống kinh; phong thấp, đau bụng do tỳ vị hư hàn, đau nhức sưng nề, lở ngứa; là thuốc tốt cho người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón. Liều dùng cách dùng: ngày dùng 10 - 20g; bằng cách nấu, sắc, ướp, ngâm rượu...

3. MÙI VỊ

Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm.

4. THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN 

Thu hái: Đương quy được thu hái làm thuốc khi cây đủ từ 3 tuổi trở lên, thời điểm thích hợp nhất là vào mùa thu. Bộ phận dùng chủ yếu của cây đương quy chủ yếu là phần củ và rễ cây. Khi thu hoạch sẽ cắt bỏ hết lá và chỉ giữ lại phần rễ.

duong_quy

Chế biến: Rễ đem rửa sạch, sau đó sao khô hoặc phơi khô để dùng dần. Đương quy được chia thành 3 loại chính với 3 cách chế biến:

  • Quy đầu: chỉ sử dụng phần đầu của rễ chính,
  • Quy thân: loại bỏ phần đầu và phần đuôi của rễ chính,
  • Quy vĩ: là phần rễ phụ hay rễ nhánh.

5. CÔNG DỤNG 

Theo Y học cổ truyền:

Là vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân. 

Chủ trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, tổn thương do té ngã, đau tê chân tay (tý thống ma mộc), mụn nhọt.

Theo Y học hiện đại:

Đương quy có tác dụng chống viêm, tăng miễn dịch cho cơ thể, lợi tiểu, kháng khuẩn.

Các tác dụng khác: giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycogen trong gan giảm thấp, hỗ trợ điều trị một số bệnh như rối loạn kinh nguyệt, người có khí và huyết kém, mệt mỏi, da xanh xao, trị viêm tiền liệt tuyến, trị các chứng xuất huyết, mồ hôi trộm, mất ngủ, bệnh động mạch vành, huyết nhiệt, táo bón…

6. BÀO CHẾ THUỐC CHỮA BỆNH

vị thuốc đương quy

Cây đương quy dùng làm dược liệu chữa bệnh

Tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh khác nhau mà có những cách bào chế đương quy khác nhau. Phổ biến nhất là dạng thuốc sắc, tán bột viên thành viên uống và ngâm rượu.

  • Dạng thuốc sắc: ngày uống từ 5-15g, chia 2 lần
  • Dạng viên uống: uống trong 4-7 ngày
  • Dạng ngâm rượu thuốc: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

6.1. Đương quy được dùng làm thuốc trong các trường hợp

Bổ huyết điều kinh: Trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, huyết hư kinh bế.

Bài 1: Cao Đương quy: cao long đương quy tỷ lệ 1/1. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3ml.

Bài 2: Thang tứ vật: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống.

Tán ứ giảm đau:

Thang phục nguyên hoạt huyết: sài hồ 20g, thiên hoa phấn 12g, đương quy 12g, hồng hoa 8g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g, đại hoàng 12g, đào nhân 12g. Sắc uống. Trị các chứng té ngã sưng đau, ứ huyết, đau buốt hai bên sườn.

Hoạt lạc hiệu linh đơn: đan sâm 20g, đương quy 12g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống. Trị các chứng tim, bụng đau do huyết ứ khí trệ.

Nhuận táo thông tiện: Dùng trong trường hợp thiếu máu làm đại tràng không mềm ướt nên đại tiện táo.

Bài 1: đương quy (sao với dầu vừng): 40g, sắc uống.

Bài 2 - Hoàn Đương quy: quy vĩ 20g, đại hoàng 20g, đào nhân 63g, ma nhân 63g, khương hoạt 20g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước.

6.2. Một số thực đơn chữa bệnh có đương quy

Nước sắc đương qui - hoàng liên: đương qui 16g, hoàng liên 3g đập vụn, ngâm rượu. Sau 25 - 30 phút đem tất cả đun sôi cho uống. Dùng cho người bệnh đau mắt do tăng nhãn áp (thiên đầu thống).

Đương qui hầm rượu: đương qui 30g, rượu lượng thích hợp, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, cho uống. Dùng cho người bị đau đầu dữ dội.

Canh đương qui thịt dê: đương qui 15g, hoàng kỳ 45g, đảng sâm 30g, thịt dê 400g. Các dược liệu cho vào túi vải xô, cùng nấu với thịt dê đến khi thịt dê chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị thiếu máu suy nhược, sau khi bị bênh lâu ngày cơ thể suy kiệt, hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém.

Đương qui hầm gà: đương qui 30g, gà mái 1 con (làm sạch chặt khúc). Cho gà, đương qui, gừng, hành, gia vị đặt trong nồi, đậy kín. Đun trong 2 - 3 giờ. Dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.

Đương qui tứ vị: đương qui 12 - 16g, thục địa 12g, long nhãn 9g, đại táo 30g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa. Gạn nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Dùng tốt cho người bị đau đầu hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt, da xanh tái, hồi hộp mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Kiêng kỵ: Người có chứng tỳ thấp, tiêu chảy, nóng sốt (lao đang tiến triển, u thượng thận, bướu độc giáp trạng) không được dùng.

7. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

  • Để dược liệu đương quy phát huy tác dụng tốt nhất, cần nhớ rõ tác dụng của từng bộ phận trên cây thuốc: phần đầu rễ có tác dụng bổ máu tốt nhất, phần cuối rễ có tác dụng hoạt huyết, còn phần thân có khả năng hoạt huyết và bổ máu.
  • Sắc uống với rượu để nâng cao tác dụng.
  • Không dùng cho người đang bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng
  • Tránh dùng với thuốc chống đông máu
  • Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai
  • Tránh dùng cho người bị viêm loét đường tiêu hóa, rối loạn máu hoặc người bệnh tiểu đường

Tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Ninh Bình (Nibifa), đương quy là dược liệu được đưa vào sản phẩm Xương khớp Nibifa giúp tăng cường, phát huy tối đa công dụng của sản phẩm với người đau xương khớp.

Cùng với Đương quy, viên xương khớp Nibifa được bào chế từ 9 loại thảo dược quý khác như: Cẩu tích, Tục đoạn, Đỗ trọng, Phòng phong, Ngưu tất, Phá cố chỉ, Độc hoạt, Khương hoạt, Thổ phục linh… có bổ sung đạm thủy phân chứa 18 acid cùng chiết xuất salicin từ vỏ liễu trắng. 

Xương khớp Nibifa – Sản phẩm ưu việt dành cho người thoái hóa khớp - 2

Viên xương khớp Nibifa – món quà sức khỏe cho người gặp các vấn đề về xương khớp

 

Với công thức ưu việt gồm những thành phần quý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Nibifa hỗ trợ tăng cường khí huyết, mạnh gân cốt; giúp cải thiện các biểu hiện đau mỏi xương khớp do phong thấp, thoái hoá khớp do lưu thông khí huyết kém. Hỗ trợ hạn chế lão hoá khớp, giúp các khớp vận động linh hoạt.

Để hiểu rõ hơn về TPBVSK Xương khớp Nibifa liên hệ số điện thoại: 18001570 để được hỗ trợ.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống, website benh.vn